CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN (8)

Con Người:

Phn Lch S
Lãng Quên(tt)

 Xem Các Bài CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN

Muốn hiểu rõ ràng đề tài vỏ ta cần biết một chút về bản chất của sự sống và cái chết. Con người lui tới qua lại như quả lắc giữa trạng thái tinh thần và vật chất; cái đi tới dẫn đến sự sống dưới trần và cái đi lui đưa họ vào cõi Devachan. Khi động lực hướng ra không còn nữa thì ta có cái chết, chân ngã dần dần trở về trạng thái tinh thần để chuẩn bị cho lần tái sinh tới. Khoảng thời gian chuyển tiếp giữa Devachan và cõi trần là Kama Loka, chỗ cần nhắc lại không phải là nơi chốn địa lý.
Khi chân ngã  hay đơn vị tâm thức từ cõi trần rút về thì hiện tượng được gọi là sự tử. Cái chết là điểm ngoặc hướng từ chiều này sang chiều kia của quả lắc, và tiếp theo đó là trạng thái nghỉ ngơi tương đối hay là vô thức, và thể xác tan rã khi chân ngã rút lui.
Sự tan rã sau cùng của thể xác đánh dấu việc rút lui hoàn toàn của tâm thức khỏi cuộc sống cõi trần. Trước khi điều này xẩy ra, vẫn luôn có nối kết giữa thể xác và thực thể đã qua cõi bên kia. Có những  trường hợp được biết là nạn nhân của sự bạo hành nói qua người đồng, là cảm thấy đau đớn khi có giảo nghiệm tử thi. Cõi trung giới nơi mà chân ngãđi qua trên đường vào Devachan là Kama Loka. Khi chân ngã  không còn sinh hoạt trong thể xác thì nó sinh hoạt ở Kama Loka. Ta thấy rõ việc chuyển tâm thức này là việc quả lắc đi lui. Lực mở rộng nơi cõi trần không còn nữa, thực thể ở trong Kama Loka không còn có thể có thêm hiểu biết nào ở cõi trần. Nhà vật lý học giỏi dang nhất sẽ không có quan sát mới nào ở Kama Loka ngay cả về đề tài mà họ mê say hồi còn sống trên trần. Kama Loka là phần tương ứng ở trung giới của cõi trần. Khi thực thể vào hẳn trong cõi Devachan rồi thì tiến trình tương tự như cái chết xẩy ra, và thể tình cảm được để cho tan rã ở Kama Loka như thể xác tan rã dưới trần. Những  thể tình cảm đã chết ấy là vỏ thực sự.
Trước khi chấm dứt phần này, ta cần chú ý tới đề tài phức tạp về mặt đạo đức là việc tiếp xúc với ai đã qua đời, thường thấy ở nơi cầu hồn, hay do phù thủy thực hiện. Từ xa xưa đã có việc cấm tiếp xúc như thế vì không tốt.Chỉ lúc gần đây (sách viết năm 1884) khi hiểu biết tinh thần xuống tới mức thấp nhất thì việc liên lạc với vỏ mới diễn ra rộng rãi.
Nhấn mạnh tới mấy cũng không đủ về việc đạo đức suy đồi của người đồng, nhưng trong đa số trường hợp người ta không khám phá ra.Ai cũng nhìn nhận đòi hỏi tuyệt đối cho mọi người chí nguyện sống đời tinh thần là cương quyết dùng ý chí của mình.Kẻ, không tốt cũng không xấu, có thể sống trong đời không được chú ý mà cũng không bị phiền nhiễu.Còn số phận của ai rất đỗi tốt lành luôn luôn là không ngừng tranh đấu với số mạng. Chỉ ai có tư cách mạnh nhất mới có thể vượt qua những thử thách, và gian lao chực hờ trên đường của người nhất quyết theo đường tinh thần, còn kẻ yếu đuối luôn thua cuộc và than vãn, rên la vô ích. Trong những trường hợp như vậy, thấy sự kiện người đồng để ảnh hưởng bên ngoài chế ngự ý chí của họ sinh ra tai hại lớn lao như thế nào là việc không khó. Trong thiên nhiên không ai là dư thừa bằng không cần phải có lý do cho việc ấy.
Mỗi người có đời của mình phải đi; buông bỏ ý chí của mình thì hệ quả là như bỏ rơi bổn phận. Từ đây, thấy rõ là việc làm đồng cốt gây hại về mặt đạo đức cho con người hoặc ít hoặc nhiều tùy theo khí chất của họ; về phần thực thể được tiếp xúc thì thiệt hại mà họ bị khi liên lạc với người đồng lại nghiêm trọng hơn nhiều. Như ta đã thấy, hiện tượng vỏ xẩy ra khi một người muốn ngủ say và chuyển qua cõi tâm thức khác.Khi trong ngày có nhiều lo lắng thì ta cần nhiều giờ hơn mới ngủ được, cũng tương tự vậy, cuộc sống nặng tính phàm trần chừng nào thì thời gian ở trong Kama Loka dài chừng ấy. Thế nên phá khuấy linh hồn nào ở trong trạng thái chuyển tiếp sang cuộc sống cao hơn thì tàn nhẫn hơn là làm xáo trộn ai sắp chết. Ai xem xét kỹ những chống đối vừa nêu, sẽ thấy vì sao tất cả những kẻ thiên về tinh thần nên hợp sức can ngăn việc tiếp xúc không tốt lành này.
Chúng ta đã nói chân ngã  sau thời gian ở Kama Loka sẽ đi vào trạng thái hoặc cõi Devachan hoặc cõi  Avitchi (A Tỳ), hai trạng thái mà các nhà thần học theo tín điều đã vật chất hóa thô trược thành thiên đàng và địa ngục. Để có ý niệm đúng đắn về hai trạng thái đó ta cần hiểu về luật Karma.Người ta biết là trong hệ thống triết lý tôn giáo đông phương không có việc chuộc tội thay. Mỗi hành động hay tư tưởng mang theo với nó phần thưởng hay sự trừng phạt. Nguyên nhân do hành động, tư tưởng hay lời nói của một người sẽ sinh ra hệ quả đau khổ hay vui sướng cho họ, bất kể can thiệp nào khác từ bên ngoài.
Không có lực nào trong vũ trụ có thể thêm hay bớt sự đau khổ hay vui thích của một người, ngoại trừ chính họ. Luật Karma là việc áp dụng chặt chẽ nguyên nhân vào hành vi cá biệt. Karma gồm mọi hành động, tư tưởng và lời nói sinh ra do động cơ vì tư lợi; khi chúng sinh ra từ động cơ thuần túy không ích kỷ, chúng không ảnh hưởng cuộc sống của họ, và cuộc sống ấy do việc không còn cái ngã thành ra thoát khỏi mọi giới hạn, và hòa hợp càng lúc càng nhiều hơn vào sự sống vô điều kiện, là sự an lạc. Việc không còn giới hạn hay chống đối luôn luôn sinh ra an lạc. Karma, dù tốt thế nào đi nữa, chỉ có thể sinh ra vui thú giới hạn và tạm thời. Việc không có Karma, hay việc loại trừ cái ngã trong đời của ta, là con đường duy nhất dẫn tới sự an lạc vĩnh cửu đó. Ai đi tìm nó thì không nắm bắt được sự an lạc thiêng  liêng này, nhưng nó đến mà không cần được van xin với ai tự hy sinh cho bổn phận.
Do việc con người có bẩy thể (thất nguyên), hiển nhiên là chúng ta có thể sinh ra lực ở nhiều cõi khác nhau. Xem xét cách Karma làm việc ở tất cả những cõi này là việc quá phức tạp để trình bầy ở đây, nên để thuận tiện ta sẽ chọn việc  phân chia theo tam nguyên. Theo cách ấy, Karma của một người có thể được chia làm ba loại là vật chất, tâm linh và tinh thần.
Karma vật chất là chính hành động; Karma tâm linh là dụng ý hay phần trí tuệ tương ứng với hành động, và Karma tinh thần liên quan đến sự hòa hợp nằm trong trọn thiên nhiên. Theo luật về động năng tinh thần, thấy rõ là cách phân chia này theo thứ tự đi lên. Giá trị Karma của một hành động là kết quả của ba loại lực đó. Giả dụ hai người có hành động cho ra hệ quả vật chất là khiếm thị trong kiếp tới, nhưng với kết quả khác hẳn nhau trên hai cõi kia. Nơi một người sự phối hợp làm cho việc khiếm thị gây khổ não cho đời họ, và nơi người kia, cho ra phát triển tinh thần mà sẽ không có được nếu không nhờ bị khiếm thị.
Bao lâu còn sống trên trần, tâm thức họ bị giới hạn vào cõi thấp nhất, nên ảnh hưởng Karma của họ ở những cõi cao chỉ là hạt mầm; nhưng sau cái chết, tâm thức người sau thắng được áp lực của khuynh hướng phàm trần (tượng trưng bằng việc đi qua Kama Loka), đi lên cõi tâm linh và tinh thầncao hơn là Devachan, hạt mầm bắt đầu nẩy nở và giữ họ trong trạng thái ấy cho tới khi Karma vật chất chưa hoàn tất đảo ngược lại lực tâm linh và tinh thần, khiến có việc đi xuống sống ở cõi trần lần nữa.
Tác động của luật này có thể nhận ra được bên trong vùng giới hạn, sinh ra điều mà Darwin gọi là sự phân hóa chủng loại.Một thay đổi trong môi trường dẫn tới việc loại bỏ bộ phận vô dụng và phát triển bộ phận mới, nếu sinh vật chịu được sự thay đổi điều kiện và sống còn. Ở đây ta thấy cách mà ước muốn sống mạnh mẽ trong hoàn cảnh đã định làm cơ thể uốn mình theo. Tương tự vậy, cơ thể mà chân ngã có trong kiếp này thì hoàn toàn thích hợp cho ham muốn vật chất chưa thỏa mãn mà chân ngã mang từ kiếp trước sang. Theo động lực của những  khuynh hướng đó, chân ngã muốn tái sinh được một cặp vợ chồng thu hút, với thân xác họ đủ sức cho ra cơ thể đòi hỏi. Phần của Karma của người tác động qua khuynh hướng di truyền được biết tới như là luật về di truyền.
Luật Karma đã được xác nhận ở nơi không ngờ. Người ta thu thập thống kê về ai song sinh rồi xét các trường hợp thì thấy là ở nhiều cặp, cuộc sống hai người song sinh giống hệt nhau. Hai người cách nhau một khoảng xa mắc cùng bệnh vào cùng lúc và đưa tới cùng hệ quả, hoặc khỏi bệnh hoặc qua đời. Dầu vậy, cũng có những trường hợp nhiều như vậy được ghi nhận là hai người song sinh có cuộc sống không giống nhau chút nào, dù được nuôi dưỡng cùng cách.
Xét theo khoa học, hai loại song sinh này có cùng nguồn gốc là từ một trứng ban đầu sinh ra hai. Vậy làm sao giải thích kết quả khác nhau đó ? Nếu di truyền là yếu tố duy nhất trong vấn đề, hai trẻ song sinh được nuôi dưỡng như nhau thì họ phải giống nhau về mọi mặt trong đời, nhưng sự kiện không phải vậy. Lấy trường hợp chim cuckoo, chúng không hề nhận một đặc điểm nào của cha mẹ nuôi. Thế nên theo quan điểm khoa học, luật Karma cho thấy có những lực tác động lên cá nhân ngoài những  lực tác động lên cơ thể của họ nằm trong cơ thể của cha mẹ. Hệ quả là có hỗ trợ cho thuyết nói rằng sự hiện hữu của con người hoàn toàn độc lập với môi trường vật chất chung quanh.
Khi do cái chết chân ngã mất đi thể xác và không còn tư tưởng cùng ham muốn phàm trần trong Kama Loka, phần tâm thức cao đi vào Devachan và khai mở ở đó tất cả những lực tâm linh và tinh thần mà nó đã sinh ra trong kiếp dưới thế. Nó tiến qua những cảnh này cho tới khi lực vật chất tiềm ẩn khởi sự trổi dậy và bắt đầu một kiếp khác. Suy nghĩ một chút ta sẽ thấy làm sao  mỗi kiếp phải cao hơn kiếp vừa xong, và làm sao lực tâm linh và tinh thần mà một người sinh ra đưa tới hai hệ quả, một ấn định cảnh sống của họ trong Devachan và cái kia quản trị kiếp tới của họ. Luật tái sinh là viên đá tảng cho triết lý đông phương cũng như là tất cả những tôn giáo cổ thời. Nó dựa trên sự kiện tự nhiên là hệ quả phải tương xứng với nguyên nhân. Năng lực tàng trữ trong một kiếp sống trong một thời gian giới hạn không sao có thể sinh ra hệ quả kéo dài một thời gian vô tận. Năng lực tượng trưng qua khuynh hướng vật chất chưa thỏa mãn của một người, do bản chất bất hư hoại của  nó, đòi hỏi có cuộc sống dưới trần để biểu lộ, và do vậy cần có việc tái sinh.
Nếu có ai hoàn toàn không còn khuynh hướng và thiên về vật chất thì họ không còn cần phải chịu sinh tử gì thêm ở cõi trần. Nói theo ngôn ngữ huyền học đông phương, người như thế đã phá vỡ vòng luân hồi và đạt Niết Bàn; khi nhân loại nói chung được toàn thiện, và mọi điều vật chất được thực hiện, trái đất của ta đã xong việc của nó sẽ vào Niết Bàn. Devachan là một trạng thái thanh cao thưởng cho công lao của ta. Avitchi là đối nghịch dưới thấp của nó, nơi mà tất cả ác độc tinh thần và tâm linh cho ra trừng phạt.Mỗi hành động hay tư tưởng của cá nhân cho ra hệ quả của nó, tuy hiểu biết giới hạn của ta không cho ta thấy hết chúng.Không cần phải có một tác nhân bên ngoài để thưởng hay phạt cho đức hạnh hay tội lỗi của ta; ta tự làm cho mình việc ấy. Khi chủ tâm đi từ một điểm này trong không gian sang điểm kia, ta không chủ ý bước hết những điểm nằm giữa, nhưng dù vậy ý định này can dự vào ý định kia.
Trạng thái tinh thần mô tả ở trên được gọi là sự bổ túc và bổ sung của đời ta trên trần. Điều này sinh ra ấn tượng sai lạc về thực tại của sự sống trong Devachan, nhưng hiểu biết đúng đắn về thực tại ấy là gì sẽ chữa lại sai lầm đó. So sánh với thực tại tuyệt đối thì mọi hiện tượng là không thật; nhưng mỗi bước tiến về thực tại thì được xem là càng lúc càng thực hơn; theo nghĩa đó Devachan, do có ít giới hạn về hiểu biết so với đời hiện tại của ta, thì thật hơn. Đúng là người ở trong Devachan không cảm biết sự việc trên trần, nhưng tất cả những dữ kiện vật chất mà nó đã biết trong cuộc sống ở đó, trừ phi rất là vật chất trọng trược và do đó sẽ bị hủy hoại ở Kama Loka, hiện hữu trong phần tinh thần tương ứng ở Devachan. Một phản đối khác về thực tại của Devachan là việc không có  xét đoán và khả năng so sánh nhận xét với người khác. Điều này cũng không đúng vì sự xét đoán và khả năng so sánh nhận xét với người khác không hề là thử nghiệm cho biết sự hiện hữu có thật hay không.
Ai có tư tưởng tương tự  nhau sẽ thấy gần nhau trong Devachan, và tư tưởng chất ngất mênh mang sẽ diễn ra ở Devachan chỉ trong khoảng thời gian chừng năm hay sáu lần đong đưa qua lại của quả lắc. Kinh nghiệm của cuộc sống tựa giấc mơ cho thấy điểm này, nhưng việc dùng giấc mơ để so sánh - ta xem giấc mơ là chuyện không thật vì không trường cửu bằng biến cố trong đời thường - vì nó không thật, không nên do vậy làm giảm ý nghĩa của Devachan.
Một khó khăn khác của đề tài này là ai trong Devachan có thể được người trần liên lạc chăng. Chúng tôi trả lời thẳng thừng là không, ngoại trừ trường hợp hiếm có. Làm sao ai không ý thức sự hiện hữu của linh hồn mình lại có được ấn tượng của một người khác, kẻ sống hoàn toàn ở cõi của linh hồn ? Ta thấy việc trong đời thường là ai cao cả được người chung quanh ngưỡng mộ, nhưng trong Devachan không có thân xác và đời sống vật chất, do đó việc có thể có tương tác bị giảm thiểu. Dầu vậy, chớ nên từ đây kết luận rằng ai trong Devachan không ảnh hưởng người ở dưới trần chi hết; ngược lại họ là nguồn năng lực tinh thần thường xuyên cho ta. Tư tưởng bung ra của người đầy nét tinh thần thanh cao trong Devachan, sẽ tạo ấn tượng lên thể thanh của ai dưới trần mà cảm thụ; nhưng nếu người sau không đủ phần tinh thần để ý thức việc làm của người trước, họ sẽ không thể truy tư tưởng trở lại nguồn của nó được. Nên ai tốt lành trong Devachan không còn tốt lành mà trở thành chính điều thiện.
Ở đây cần đưa ra khuyến cáo là những  bầu khác nhau ta vừa mô tả thì không phải là nơi chốn, mà là trạng thái của sự hiện hữu tương ứng với những thể khác nhau trên trần. Giải thích thêm về những trạng thái này thì theo lời bậc tôn sư đáng kính của chúng tôi:
● Arupa Loka, Rupa Loka và Kama Loka là ba bầu tinh thần theo thứ tự đi xuống mà các nhóm linh hồn bị thu hút về. Trong Kama Loka (bầu có tính bán vật chất) có vỏ, nạn nhân của tai nạn và ai tự tử sống. Bầu này được chia làm vô số vùng tương ứng với trạng thái tâm trí lúc chết của ai qua đây…. Khi tỉnh dậy từ giấc ngủ sau cái chết, ai mới qua đây (tất cả ngoại trừ vỏ) tùy theo mức thu hút của mình, sẽ vào Devachan hay Avitchi. Hai trạng thái này tới phiên chúng lại chia làm vô số mức tinh thần đi lên cao, có tên tùy theo bầu mà linh hồn đi vào.
Thí dụ cảm giác, nhận thức và ý tưởng của người ở Rupa Loka tự nhiên là sẽ bớt phần tinh thần hơn là ở Arupa Loka; kinh nghiệm Devachan ở cả hai nơi này thay đổi cách nó hiện ra đối với ai trong đó, chẳng những về hình dạng, mầu sắc, chất liệu, mà luôn cả tiềm năng tạo hình. Nhưng ngay cả kinh nghiệm cao tột nhất của ai ở trong trạng thái Devachan cao nhất ở Arupa Loka, cái chót trong bẩy trạng thái, cũng không thể sánh với tình trạng tinh thần thanh khiết tuyệt hảo mà từ đó chân thần đi ra vào vật chất, và là nơi nó phải trở về khi hoàn tất chu kỳ rộng lớn; cũng như Niết Bàn không thể sánh với Đại Niết Bàn.
Tóm tắt lại thì những thứ bậc khác nhau của sự sống quanh ta gồm bẩy loại, đó là:
● Rupa Deva, các thiên sứ liên hệ với Rupa Loka (cõi hạ trí, sắc tướng).Các ngài không phải hạng cao nhất vì còn nằm trong vòng sắc tướng.
● Arupa Deva, các thiên sứ làm việc ở Arupa Loka  (cõi thượng trí, vô sắc tướng), không có hình dạng; các ngài thuần là tinh thần.
● Vỏ, để lại trong Kama Loka sau khi chân ngã vào Devachan.
● Mara Rupa, vỏ của người có thu hút vật chất khác thường, người mà đời sống tinh thần và tâm linh trống trơn, khiến họ không thể vào Devachan.
● Asura, tinh linh khoác lấy hình dạng người.
● Thú, tinh linh loại thấp liên quan đến ngũ hành và thú vật.
Hai loại chót ở trên sẽ phát triển thành người trong tương lai.
● Ngạ quỉ, linh hồn hay thể tình cảm của phù thủy, ai có hiểu biết tội đỉnh về ma thuật. Dù sống hay chết, họ đã qua mặt thiên nhiên, thách thức với cuộc tiến hóa chung cho tới khi trái đất của ta ngưng nghỉ. Khi ấy họ phải quay lại vào dòng chính, và bắt đầu cuộc sống mới.Tài liệu bằng Phạn ngữ thỉnh thoảng dùng chữ này để nói về người Atlantis.
Phần lớn huyền thuật mà ai theo ma thuật làm, được thực hiện với sự trợ giúp của tinh linh và trong những trường hợp hiếm hoi có luôn sự trợ giúp của vỏ. Chỉ các pháp sư về ma thuật mới biết những lực ác có tiềm năng hơn trong thiên nhiên. Vài người đồi bại dùng ma thuật để lấy tinh linh làm chồng hay vợ, và bởi loài sau không có hình dạng nhất định, dễ dàng khiến ý tưởng trong trí của phù thủy thành sinh động. Pháp sư ma thuật mong  tìm vỏ của ai tự tử, hay nạn nhân của tai nạn, đặc biệt ai chết vì sét đánh; lý do cho việc ưa chuộng này thì quá rõ. Ai thực hành ma thuật cũng có được quyền năng ám ảnh người sống, cả nam và nữ.
Ma thuật này lên tới tột đỉnh vào cuối thời giống dân Atlantis, khi tranh chấp giữa chánh đạo và tà đạo diễn ra khốc liệt nhất. Phù thủy và pháp sư tả đạo, những người thế lực nhất trong nhóm xấu xa này, tới chung cuộc một chu kỳ hoạt động lớn đạt tới cảnh gọi là gọi là Avitchi Nirvana. Vào khởi đầu của chu kỳ sinh hoạt kế, họ bắt đầu một đời sống tệ hại về tinh thần mà chỉ chấm dứt vào giai đoạn nghỉ ngơi tới. Tên của các nhân vật kinh khủng này, cho cả người lẫn thần thánh, không hề được nhắc tới hay viết ra, nhưng họ không liên can gì đến người trần trong bẩy bầu. Họ là cư dân của bầu thứ tám… Có thể nói là linh hồn sau thời gian dài đau khổ ở đây mất năng lực ác độc tích tụ từ quá khứ, nay thành một cá nhân mới, bắt đầu con đường mới từ nấc thấp nhất của thang sự sống.

(còn tiếp – Man, A Forgotten Fragment of History. Mohini Chatterjee và Laura Holloway)